3 câu chuyện có thật về hành trình chiến thắng ung thư

Thật cảm động khi có cơ hội được gặp gỡ và lắng nghe chia sẻ câu chuyện của ba con người, ba số phận khác nhau nhưng có chung một hành trình chiến đấu, chống chọi với bệnh tật và giành chiến thắng trước căn bệnh ung thư quái ác.

Cơn bão bất ngờ ập đến

Cứ nhắc tới hai chữ “ung thư” là người ta nghĩ ngay đến “án tử”. Bệnh ung thư quái ác dường như đến với con người ta như một cơn bão, không được dự báo trước nên đã khiến nhiều người rơi vào tình cảnh tuyệt vọng và mất niềm tin vào cuộc sống.

Cũng giống như bao người đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo này, kể về thời điểm bắt đầu phát hiện bệnh, anh Trần Xuân Chín (làng Mấu, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) còn nhớ như in Tết dương lịch năm 2014, bỗng thấy đau ngực phải dữ dội phải đi cấp cứu ở bệnh viện K74 TW, sau khi chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện anh có một khối u ở thùy giữa phổi phải. Anh quyết định đi khám lại ở bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Quân Y 108, mọi xét nghiệm đều cho thấy anh bị ung thư thùy giữa phổi phải, đã di căn, nhiều hạch nhỏ nằm trên trung thất nên không thể mổ hay xạ trị được. Lúc này, anh mới chấp nhận sự thật rằng căn bệnh ung thư thực sự đã gõ cửa gia đình anh.

3 câu chuyện có thật về hành trình chiến thắng ung thư - 1
Anh Chín trầm tư kể về khoảng thời gian mới phát hiện bệnh

Cơn bão ung thư cũng xảy đến với ông Vũ Huy Chương (xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) vào năm 2002, khi cảm thấy sức khỏe yếu đi rõ rệt, đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị viêm xương. Cho đến năm 2012, ông bị đau dữ dội ở vùng đầu và xương, sau khi thăm khám, nhận được kết quả mình bị ung thư tuyến yên khối u đã di căn vào xương.

Sóng gió cũng ập đến với chị Nguyễn Thị Soi (Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh) vào tháng 9/2018. Chị thấy đau bụng dữ dội, cấp cứu trong tình trạng hôn mê, các cơn đau kéo dài khiến chị lịm đi. Khối u to, dài 15cm được giải phẫu với kết quả là ung thư buồng trứng phải.

3 câu chuyện có thật về hành trình chiến thắng ung thư - 2
Chị Nguyễn Thị Soi đang ngồi xem lại kết quả từ những đầu nằm viện

Đối mặt với sự thật mang tên “án tử”

Khi anh Trần Xuân Chín nhận thấy rõ ràng tình trạng sức khỏe ngày một xấu đi, cho dù hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng với mong muốn “còn nước còn tát”. Anh bắt đầu bước vào đợt truyền hóa chất đầu tiên, mặc dù đã được cảnh báo trước nhưng anh cũng không ngờ cảm giác mệt mỏi, thường xuyên nôn, nhiệt miệng, rối loạn tiêu hóa… lại khủng khiếp đến thế. Cố gắng gượng cho đến đợt truyền thứ tư, anh tiều tụy và xanh xao, cân nặng từ 64kg chỉ còn 49kg.

Cùng suy nghĩ với anh Chín, ông Chương tâm sự: “Dù biết bệnh tật không chừa một ai, lúc phát hiện bệnh tôi thấy buồn lắm. Nhưng nghĩ lại thì thấy giờ này mình ra đi cũng không còn gì hối tiếc, con cháu đã có đủ cả, mình phải cố gắng để người thân không phiền lòng“. Tuổi đã cao nên ông Chương không chọn phẫu thuật bởi khối u nằm ở não, chỉ một sơ suất nhỏ có thể gây liệt toàn thân. Ông được các bác sĩ tư vấn xạ trị để hạn chế tế bào ung thư. Dù đã trải qua 15 mũi xạ trị nhưng khối u và sức khỏe đều không chuyển biến tích cực. Lúc này, ông nghĩ cái chết có thể đến bất kì lúc nào nên rời viện về nhà, không còn cách nào khác, người thân chuẩn bị nhiều thuốc giảm đau liều cao để tiêm mỗi khi ông đau đớn đến mức không chịu được.

3 câu chuyện có thật về hành trình chiến thắng ung thư - 3
Ông Chương luôn có một tinh thần lạc quan và thường xuyên đi du lịch

Về phần chị Soi, bác sĩ giải thích với chị rằng phẫu thuật cắt bỏ khối u cũng như chặt cây thôi, gốc rễ của nó vẫn còn và nó sẽ mọc lại rồi thậm chí di căn, tế bào ung thư phát triển rất nhanh nên bệnh nhân sau khi phẫu thuật vẫn phải hóa, xạ trị để tìm diệt tế bào ung thư còn sót lại. Từ đó, chị tự nhủ mình phải chuẩn bị sức khỏe thật tốt để đối mặt với các tác dụng phụ của hóa chất và tia xạ.