Chất tẩy rửa làm tăng nguy cơ bệnh Parkinson và ung thư

 Các nhà nghiên cứu cảnh báo ngày càng có nhiều trường hợp mắc bệnh Parkinson có thể liên quan đến hóa chất có trong một số sản phẩm tẩy rửa gia dụng như chất tẩy sơn, tẩy vết bẩn và tẩy thảm.

Số người Mỹ mắc bệnh Parkinson đã tăng 35% trong thập kỷ qua và có thể tăng gấp đôi trong 25 năm tới. Bằng chứng cho thấy ít nhất một phần nguyên nhân là do chất trichloroethylene.

Chất tẩy rửa làm tăng nguy cơ bệnh Parkinson và ung thư - 1

Trichloroethylen (TCE) được sử dụng như một chất tẩy dầu mỡ công nghiệp và dung môi để loại bỏ vết bẩn và làm sạch nhiều loại vật liệu, bao gồm quần áo, thảm và thiết bị kim loại. Nó cũng có thể được tìm thấy trong một số loại kết dính, như thuốc xịt thủ công và nghệ thuật, chất tẩy rửa đồ đạc và các sản phẩm làm sạch xe hơi.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiếp xúc với trichloroethylen là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh Parkinson trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau đó, dựa trên dữ liệu từ những người làm việc trong môi trường sử dụng hóa chất này.

Trichloroethylen cũng là một chất gây ung thư, có liên quan đến ung thư thận, u lympho không Hodgkin và có thể cả ung thư gan. Chất này đã bị cấm ở Minnesota và gần đây nhất là ở New York, sau khi Reveal đưa tin về sự nguy hiểm và việc sử dụng hóa chất tại các nhà máy sản xuất và căn cứ quân sự trong bang.

Nhưng trichloroethylen không chỉ ảnh hưởng đến những người trực tiếp tiếp xúc, vì nó có thể tồn tại trong môi trường hơn một năm. Mọi người thậm chí có thể không nhận ra rằng họ đã tiếp xúc, vì hóa chất có thể gây ô nhiễm đất và nước ngầm, bao gồm cả nước giếng.

Briana de Miranda, giáo sư thần kinh học nghiên cứu độc tố môi trường tại Đại học Alabama ở Birmingham, cho biết: “Nhiều nghiên cứu đã liên hệ nước giếng với bệnh Parkinson, và trong những trường hợp này không chỉ là TCE mà còn có thể là thuốc trừ sâu như paraquat”..

Nghiên cứu cho thấy trichloroethylen có thể gây ra dị tật tim ở trẻ em.

Theo Guardian, sử dụng máy lọc nước có thể giúp giảm thiểu mức trichloroethylen, nhưng vẫn có nguy cơ do tắm trong nước bị ô nhiễm hoặc hít phải hơi hóa chất tồn dư.