Thủ phạm gây đau bụng thường xuyên

Viêm dạ dày, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp lascote là những nguyên nhân thường gặp có thể gây đau bụng kéo dài.

Đau bụng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Cơn đau có thể xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày tùy thuộc vào nguyên nhân. Dưới đây là lý do có thể gây đau bụng thường xuyên.

Viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày xảy ra do vi khuẩn, khi đó axit kích ứng niêm mạch dạ dày gây sưng, đau nhiều vùng bụng. Loét dạ dày là những vết loét hở trên niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Triệu chứng bệnh gồm buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi.

Người uống nhiều thuốc giảm đau, lạm dụng rượu bia, chịu áp lực, căng thẳng trong công việc có nguy cơ cao viêm loét dạ dày.

Ngộ độc thực phẩm

Tình trạng này thường do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng đi vào cơ thể qua ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, kém chất lượng. Người bệnh có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, mất nước, đau bụng.

Bệnh thường tự giảm sau 1-2 ngày, nhưng nếu triệu chứng chuyển nặng, người bệnh nên đi khám. Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng có thể làm suy giảm miễn dịch, dẫn đến hôn mê, tử vong.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến ruột già, gây ra các triệu chứng chuột rút ở bụng, đầy hơi, chất nhầy trong phân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích như thức ăn không đảm bảo vệ sinh, căng thẳng, nhiễm trùng đường ruột. Bệnh có thể kiểm soát thông qua thay đổi chế độ ăn uống, lối sống hoặc thuốc men.

Không dung nạp lactose

Lactose là đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Nếu hệ thống tiêu hóa của một người không có đủ enzyme gọi là lactase, khiến tiêu hóa thực phẩm chứa lactose khó khăn. Triệu chứng gồm tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng và đau bụng.

Đau bụng do nhiều nguyên nhân. Ảnh: Anh Chi
Đau bụng rất thường gặp. Ảnh: Anh Chi

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩmcũng gây ra nhiều triệu chứng khác như ngứa ran, sưng tấy ở miệng và cổ họng, đau bụng dữ dội. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây sốc, tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Một số thực phẩm dễ gây ngộ độc như động vật có vỏ, các loại hạt, cá, trứng, đậu phộng.

Viêm ruột thừa

Ruột thừa nằm ở đầu đại tràng, phần dưới bên phải của bụng. Ruột thừa có thể bị viêm do nhiều nguyên nhân, bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập đường tiêu hóa… dẫn đến triệu chứng đau tức bụng, sốt, mệt mỏi. Cơn đau thường bắt đầu ở rốn và lan xuống bên phải. Người bệnh viêm ruột thừa thường có chỉ định cắt ruột thừa càng sớm càng tốt, tránh vỡ ruột thừa gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Sỏi mật

Sỏi mật hình thành và chặn các ống hoặc ống dẫn chạy giữa gan, tuyến tụy, túi mật và ruột non gây ra triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng. Người bệnh cũng có thể bị buồn nôn, nôn, sốt, nước tiểu có màu trà và phân sáng màu.

Viêm tụy

Viêm tụy xảy ra khi tuyến tụy (cơ quan giúp cơ thể xử lý đường và tiêu hóa thức ăn) bị viêm. Người bệnh thường đau ở vùng bụng trên, cơn đau tăng dần kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa.